Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Cây Bạch Truật là cây gì? Đặc điểm, hình ảnh, chữa bệnh gì?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Hải Anh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược lý, dược liệu, dược bào chế

Bạch truật có tên khoa học là Atractylodes macrocephala Koidz, thuộc nhóm cây thân thảo mọc nhiều ở các quốc gia Đông Á. Tuy nhiên ít ai biết rằng nó còn là vị thuốc bách bệnh trong dân gian mang đến nhiều lợi ích khác nhau cho sức khỏe. Vậy cụ thể cây bạch truật có tác dụng gì? Hiệu quả chữa bệnh ra sao? Cùng đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

I. Thông tin cơ bản về dược liệu bạch truật 

  • Tên gọi: Bạch Truật
  • Tên khoa học: Atractylodes macrocephala Koidz, họ cúc Asteraceae. 
  • Tên gọi trong dân gian: truật, sơn giới, sơn khương, truật sơn kế, mã kế, dương phu, sơn liên, triết truật, sơn tinh, thiên đao, sa ấp điều căn, sao bạch truật, tiêu bạch truật…..

Hình ảnh cây bạch truậtHình ảnh cây bạch truật

 - Đặc điểm nhận dạng

  • Thân thảo, cao trung bình 0,3 - 0,7m 
  • Lá mọc so le, phần dưới cuống lá dài, phiến lá chia thành 3 thùy. Phần lá gần ngọn có cuống ngắn hơn đồng thời lá không chia thùy. Mép lá có răng cưa.
  • Hoa mọc thành từng cụm, phần trên màu tím phần dưới có màu đỏ. 

 - Bộ phận thu hái

Bạch truật thường được trồng nhiều ở khu vực núi cao, sau 2 - 3 năm nhân giống cây có thể thu hoạch. Thông thường nó sẽ được thu hoạch vào tháng 10 khi lá cây úa vàng, người ta sẽ đào lấy củ. Phần củ bạch truật sau khi mang về sẽ được rửa sạch, loại bỏ bụi bẩn và phần rễ con rồi đi phơi khô nguyên củ hoặc thái lát mỏng phơi khô tùy vào mục đích sử dụng. 

 - Thành phần hóa học 

Vitamin A, tinh dầu, atractylon C14H18O, atractylola C15H16O là thành phần chính có trong cây bạch truật. Bên cạnh đó, trong thành phần của loại thảo dược này còn chứa nhiều hoạt chất khác như:

  • Triterpenoids
  • Sesquiterpenoids
  • Coumarin
  • Polyacetylenes
  • Phenylpropanoids
  • Flavonoid, steroid, benzoquinones, polysaccharide…

II. Tác dụng của cây bạch truật 

2.1 Trong y học cổ truyền 

Theo y học cổ truyền bạch truật có vị ngọt, hơi đắng, tinh ôn mang đến nhiều công dụng khác nhau như táo thấp, an thai, kiện tỳ ích khí, cố biểu liễm hãn, lợi thủy……Đặc biệt là người đang mắc bệnh liên quan đến tiêu hóa, sốt rét, phù thũng. 

2.2 Trong y học hiện đại 

Không chỉ với đông y, theo nghiên cứu y học bạch truật còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, cụ thể: 

 - Ức chế khối u, kháng khuẩn, kháng viêm, kháng virus

Thành phần của bạch truật có chứa atractylon mang đến khả năng ức chế các tế bào gây ung thư nhất là ung thư gan, ruột, dạ dày. Ngoài ra, hoạt chất này còn hỗ trợ:

  • Kháng virus H3N2 
  • Kháng tế bào bất thường như MCG803, HepG2, HCT-116.
  • Kháng viêm, ngăn chặn sự hình thành và phát triển của nitric oxide (NO) do lipopolysaccharide (LPS) gây nên. 

 - Tăng cường sức khỏe, tốt cho tiêu hóa, giảm suy nhược cơ thể 

Tác dụng chữa suy nhược, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa đã được chứng minh trong nghiên cứu từ Đại học Y Khoa Chiết Giang vào 2018:

  • Giúp cân bằng hệ miễn dịch, ức chế quá trình oxy hóa, kháng viêm, giảm nguy cơ béo phì và cải thiện bệnh Alzheimer. 
  • Thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, giảm ra mồ hôi trộm, chán ăn, mệt mỏi ở người bị suy nhược cơ thể. 
  • Mang đến khả năng kháng viêm bởi dịch chiết có từ bạch truật tốt cho phúc mạc, không chỉ giúp tăng biệt hóa bạch cầu đơn nhân do thioglycollate mà còn giúp ức chế TNF- α và IL-6 do LPS trong máu gây nên. 

Bạch truật cũng được sử dụng trong công thức thành phần của Tràng Phục Linh và đã được chứng minh lâm sàng về hiệu quả trong quá trình hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến tiêu hóa , nâng cao sức khỏe đường tiêu hóa, bảo vệ đường ruột, hỗ trợ giảm các triệu chứng khó chịu do viêm đại tràng.

 - Giúp an thai 

Dùng cây bạch truật kết hợp với một vài loại thảo dược khác là bài thuốc an thai tốt cho phụ nữ mang thai giảm ốm nghén hiệu quả. Đặc biệt theo nghiên cứu từ đại học Toho và đại học y khoa Hắc Long Giang cho thấy thành phần dễ bay hơi có trong dược liệu này mang đến khả năng ức chế hoạt động tự chuyển động của tử cung, ngừa nguy cơ sinh non, giảm lực co bóp của tử cung. 

Bên cạnh đó, hàm lượng inulin có chứa trong bạch truật còn giúp chữa táo bón, hạn chế nguy cơ sinh con thiếu tháng ở những tháng cuối của thai kỳ. 

Cây bạch truật có tác dụng gìLà thảo dược tốt cho sức khỏe mẹ bầu, giúp an thai hiệu quả

Ngoài ra những công dụng chính như trên, bạch truật còn mang đến nhiều lợi ích khác như:

  • Tốt cho thần kinh, an thần, ổn định tâm lý : Atractylenolide II và atractylenolide III mang đến hiệu quả giống như thuốc an thần.
  • Bảo vệ sức khỏe gan: Uống nước sắc từ bạch truật cũng là cách bảo vệ gan ít ai biết, vừa giúp ngăn ngừa nguy cơ giảm glycogen trong gan đồng thời bảo vệ tế bào gan. 
  • Bảo vệ hệ tuần hoàn: Uống nước sắc bạch truật thường xuyên giúp giảm tình trạng đông máu. 
  • Hoạt chất atractylenoid có chứa trong thành phần của dược liệu mang đến hiệu quả cho người bị viêm khớp, ức chế phản ứng viêm, giảm nhanh hiện tượng viêm loét hệ tiêu hóa. 
  • Hỗ trợ, cải thiện sắc đẹp đặc biệt là với những người có da xỉn màu hoặc da bị tăng sắc tố. 
  • Giảm mụn, làm trắng da, giảm nhăn, bổ sung độ ẩm cho da bởi các hoạt chất như triterpene, flavonoid, coumarin cùng với đó là thành phần chống oxy hóa beta-carotene, vitamin E…..
  • Giúp cơ thể tăng hấp thụ glucose, giảm lipid trong gan, nhanh chóng loại bỏ acid béo gây hại. Từ đó thúc đẩy hoạt động trao đổi chất ở mô mỡ cũng như giảm mỡ dư thừa trong cơ thể. 

III. Bài thuốc dân gian từ cây bạch truật

3.1 Bài thuốc chữa đầy hơi, ăn uống khó tiêu, tiêu chảy

Bài thuốc dân gian từ cây bạch truậtRễ bạch truật là bộ phận được sử dụng nhiều nhất trong các bài thuốc đông y

 - Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị:
    • Bạch truật, đẳng sâm mỗi loại 12g 
    • Sinh khương: 8g 
    • Cam thảo: 4g 
  • Sắc nguyên liệu trên, uống mỗi ngày 1 thang. 

 - Bài thuốc 2:

  • Nguyên liệu: 
    • Bạch truật, đẳng sâm, bạch phục linh, ý dĩ, liên nhục, nhục đậu khấu, kha tử, trần bì, thần khúc, sơn tra mỗi thứ 8g. 
    • Cam thảo, sa nhân, mộc hương mỗi loại 4g. 
  • Sắc thuốc uống mỗi ngày hoặc người bệnh cũng có thể tán mịn các thảo dược trên thành bột rồi pha thành nước uống.

3.2 Bài thuốc dưỡng thai

 - Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị: 
    • Bạch truật, thục địa: 10g 
    • Hoàng cầm,, nhân sâm, nhu mễ, tục đoạn mỗi loại 5g 
    • Đương quy: 8g 
    • Chích thảo, xuyên khung, sa nhân: 4g
    • Hoàng kỳ 15g 
    • Thược dược: 6g 
  • Sắc hỗn hợp thuốc trên uống mỗi ngày sẽ giúp an thai hiệu quả.

 - Bài thuốc 2:

  • Chuẩn bị
    • Bạch truật 32g 
    • Bạch thược, hoàng cầm, đương quy, xuyên khung mỗi vị 64g
  • Sấy khô toàn bộ thảo dược trên sau đó tán thành bột mịn. Mỗi ngày pha 8 - 12g bột thuốc với rượu pha loãng và uống trong ngày. Thực hiện bài thuốc này sẽ đem đến hiệu quả cho thai phụ có thai khí huyết kém. 

3.3 Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày

  • Chuẩn bị:
    • 10g bạch truật 
    • 8g cam thảo 
    • 8g hắc táo nhân 
    • Hậu phác và trần bì mỗi thứ 9g 
  • Sắc nguyên liệu trên lấy nước uống, nước thuốc thu được chia đều thành 3 lần uống mỗi ngày và uống trước bữa ăn. 

3.4 Bài thuốc chữa bệnh về gan

Để cải thiện chức năng gan bằng bạch truật rất đơn giản người bệnh chỉ cần sắc nước uống hàng ngày. Tuy nhiên liều lượng thuốc có phần thay đổi tùy thuộc vào từng chứng bệnh: 

  • Với người bị viêm gan mạn tính nên uống 15 - 60g 
  • Xơ gan cổ trướng uống từ 30 - 60g 
  • Ung thư gan uống từ 60 - 100g 

3.5 Cách cải thiện làn da với cây bạch truật

  • Nguyên liệu:
    • 500g bạch truật 
    • 1kg nghệ đen 
    • 2 lít rượu gạo loại 30 độ
  • Tán phần nguyên liệu vừa chuẩn bị trên với ít rượu.

Cây bạch truật chữa bệnh gìBạch truật được làm vị thuốc đông y

IV. Lưu ý khi sử dụng cây thuốc bạch truật

Để đảm bảo an toàn đến sức khỏe, người bệnh thuộc nhóm đối tượng sau trước khi sử dụng bạch truật cần tham khảo trước ý kiến từ bác sĩ: 

  • Người bị hen phế quản, cơ thể phát triển chậm
  • Phụ nữ đang trong thai kỳ hoặc cho con bú 
  • Đang sử dụng thực phẩm chức năng hoặc đang điều trị khác theo phác đồ từ bác sĩ 
  • Tuyệt đối không kết hợp bạch truật với địa du hoặc phòng phong bởi nó có thể gây tương tác với nhau. 

Nhìn chung cây bạch truật là vị thuốc quý với nhiều công dụng khác nhau có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu dùng quá liều lượng hoặc dùng sai cách nó vẫn có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe chính vì thế người bệnh không nên tự ý sử dụng thảo dược tại nhà khi chưa có sự tư vấn từ bác sĩ mà nên đi khám để được tư vấn về liều lượng phù hợp.

||Tham khảo bài viết khác:

Cập nhật lúc: 2024/03/07

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.